Lenovo Smart Collaboration: Cuộc cách mạng văn phòng thông minh

Tác động của đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp phải chuyển đại bộ phận kinh doanh sang hình thức làm việc kết hợp (hybrid working), và các giải pháp Lenovo Smart Collaboration (cộng tác thông minh) đang mang tới hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ mới.

Thời của kinh doanh vận động theo mô hình “kết hợp linh hoạt

Khi các giải pháp giãn cách xã hội bắt đầu được áp dụng nhằm giảm đà lây lan của Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, nhiều doanh nghiệp không khỏi lo lắng vì phải rời bỏ mô hình làm việc truyền thống tại văn phòng đang hiệu quả từ hàng trăm năm qua. Tuy nhiên sau 2 năm, thực tế đã chứng minh điều ngược lại khi các nghiên cứu gần đây đều cho thấy quyết định làm việc từ bất cứ nơi đâu (work from anywhere) đang góp phần quan giúp công ty vượt qua đại dịch và hoạt động hiệu quả hơn.

Theo khảo sát thị trường toàn cầu của hãng Forrester, làm việc qua các nền tảng liên kết trực tuyến đã mang lại thêm 10% hiệu suất lao động cho nhân viên[1]. Cụ thể, người lao động tiết kiệm được 5%-10% tổng thời gian làm việc, tương đương khoảng 2 giờ - 4 giờ mỗi tuần (đối với một tuần làm việc 40 giờ). Hiệu quả này mang lại giá trị về lợi ích năng suất lao động quy đổi khoảng 250.000 USD một năm cho doanh nghiệp.

Trong khi đó tại Việt Nam, Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam[2] của PwC cho thấy, 82% người tham gia khảo sát tin rằng làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn, thậm chí sau đại dịch COVID-19, và 90% người được hỏi cho rằng sự phát triển công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của họ trong tương lai.

Có thể thấy làm từ xa, văn phòng ảo hay văn phòng thông minh với đội ngũ quản lý và nhân viên linh hoạt trong hợp tác đang dần trở thành xu thế không thể chối bỏ. Thậm chí, mô hình này còn tiếp tục phát triển dù nhiều quốc gia đã cho phép lao động trở lại doanh nghiệp bình thường.

 “Chìa khóa” cho văn phòng thông minh

Báo cáo tháng 1/2022 của hãng kiểm toán Deloitte cho hay lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia khảo sát muốn 36% nhân viên làm việc từ xa, tăng gấp 3 lần so với trước đại dịch[3]. Từ đó, một hệ sinh thái mới xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về hạ tầng, kỹ thuật cho doanh nghiệp áp dụng hình thức văn phòng làm việc trực tuyến. Các chuyên gia Deloitte nhận thấy có ít nhất 100 sản phẩm phục vụ làm việc trực tuyến được ra mắt hoặc cải tiến trong 8 tháng đầu năm 2020 để bắt kịp xu hướng thị trường.

Trong một khảo sát toàn cầu được thực hiện giữa hai hãng công nghệ khổng lồ Intel và Lenovo cho thấy, các lãnh đạo thuộc lĩnh vực CNTT trên toàn cầu kỳ vọng 50% khối lượng công việc sẽ được giải quyết từ xa, tiến tới thay đổi cách con người làm việc và hợp tác, liên kết với nhau[4]. Những giải pháp cộng tác thông minh như Lenovo Smart Collaboration sẽ đáp ứng các yếu tố làm việc linh hoạt này, hơn thế nữa còn mang lại môi trường khiến mọi người như đang ngồi trong cùng một căn phòng nhằm tăng cường trải nghiệm và tương tác, thúc đẩy hiệu quả công việc.

Lenovo Smart Collaboration áp dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực truyền thông hợp nhất (UC) để tối ưu quá trình cộng tác nhóm. Giải pháp mà hãng mang lại bao gồm một loạt phần cứng (Lenovo ThinkSmart Hub, ThinkSmart Core, ThinkSmart Touch Controller, ThinkSmart Cam/Sound Bar…), phần mềm (Lenovo ThinkSmart View, ThinkSmart Manager) cùng các dịch vụ tin cậy được thiết kế để thúc đẩy cộng tác liền mạch và quản lý giải pháp đầu cuối, thuận tiện cho lực lượng lao động hiện đại. Sự kết hợp giữa giải pháp ThinkSmart của hãng với các nền tảng UC đầu ngành của các đối tác như Micrsoft Teams, Zoom tạo ra một sức mạnh cộng hưởng mang tới hiệu quả làm việc tối ưu, bảo mật cho người dùng.

Ví dụ như, giải pháp Lenovo Smart Collaboration tích hợp nền tảng họp trực tuyến MS Teams của Microsoft hoạt động trên nền đám mây nên phù hợp với mọi quy mô công ty cũng như lĩnh vực mà họ đang hoạt động, từ doanh nghiệp, trường học, ngân hàng, khối đơn vị sản xuất lẫn thương mại… Nhờ liên kết với Microsoft, hệ thống này dễ dàng tích hợp vào cổng thông tin điện tử Sharepoint, lịch, bộ công cụ Office để chia sẻ nội dung cuộc họp, trình chiếu, buổi đào tạo…

Khả năng trực tuyến của văn phòng ảo giúp cuộc họp diễn ra suôn sẻ với các trao đổi thời gian thực, mọi thông tin và quyết định đều có thể đưa ra nhanh chóng để đạt sự thống nhất giữa phòng ban, nhân sự, bỏ qua khoảng cách địa lý. Mọi dữ liệu sẽ được phân vùng lưu trữ chung tiện lợi để thành viên trong cuộc họp truy cập bất kỳ lúc nào. Những tính năng hữu dụng của Microsoft Teams trong quá trình họp như chia sẻ hay chuyển màn hình cho nhiều bên liên quan, bảng vẽ kỹ thuật số cộng tác Whiteboard (trong Microsoft 365) …đều xuất hiện với Lenovo Smart Collaboration.

Bên cạnh đó, Lenovo cũng hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu khác như Logitech để cùng chia sẻ tầm nhìn về việc cung cấp sự cộng tác đơn giản, dễ dàng và hiệu quả cho môi trường làm việc hiện đại, nhờ đó các khách hàng doanh nghiệp có nhiều lựa chọn về các giải pháp cộng tác linh hoạt cho nhu cầu của mình cũng như bảo vệ hiệu quả các khoản đầu tư trước đó.

Với các đặc tính ưu việt như giảm thiểu sự đi lại, tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức nhằm tăng hiệu suất cho công việc, Lenovo Smart Collaboration đang được hàng loạt doanh nghiệp toàn cầu thuộc mảng bảo hiểm sản xuất, thiết bị y tế ứng dụng và tiến tới mở rộng sang giáo dục, bất động sản, ngân hàng, dầu khí… - những lĩnh vực đang “hot” với tốc độ thay đổi và phát triển phi mã ở Việt Nam gần đây.

Nguồn: Lenovo Việt Nam